Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Những lưu ý khi lựa chọn các thiết bị phối ghép trong dàn karaoke gia đình

Bạn đang chuẩn bị sắm một dàn karaoke phục vụ nhu cầu giải trí của gia đình, bạn nghĩ rằng chỉ cần chọn các thiết bị đắt tiền của các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường vậy là sẽ có được bộ dàn hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản như vậy thì đã không xảy ra những tình trạng như thiết bị mua về phối ghép nhưng âm thanh lại không hay như khi thử tại cửa hàng, hay thiết bị sử dụng chưa được bao lâu thì âm thanh đã không còn được như ban đầu hoặc bị hư hỏng…

Vậy, làm sao chọn và phối ghép được các thiết bị karaoke phù hợp, cho âm thanh hay cũng như giúp bộ dàn hoạt động ổn định lâu dài, dưới đây PARAMAX gợi ý đến bạn một số yếu tố để bạn tham khảo trước khi chọn mua các thiết bị.

1. Không gian, diện tích phòng
Bạn phải xác định được diện tích phòng đặt bộ dàn karaoke của bạn bởi không gian và diện tích phòng có ảnh hưởng không nhỏ đến âm thanh. Những phòng lớn sẽ cần những thiết bị có công suất lớn hơn những phòng nhỏ vì âm thanh được truyền tới tai người nghe là sự tổng hợp âm thanh từ loa và âm thanh phản xạ trong phòng, âm thanh phản xạ bị chi phối bởi không gian khá nhiều, điều này gián tiếp ảnh hưởng đến công suất của các thiết bị.
Không gian rộng hẹp và đặc điểm của phòng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng âm thanh karaoke. Hiện nay các gia đình thường sử dụng phòng khách để đặt bộ dàn karaoke nên thường sẽ làm phân tán một phần âm thanh khiến âm thanh bị lan tỏa không còn hay và chuẩn như đặt trong phòng karaoke chuyên nghiệp, trường hợp này với cửa sổ hoặc cửa nhà bạn có thể sử dụng rèm cửa để hạn chế phần âm thanh bị thất thoát.
Với phòng karaoke gia đình và loa có độ nhạy trong khoảng 90 dB thì diện tích phòng tương đương 10W/M2.

2. Chọn ampli và loa để phối ghép phù hợp
Ampli và loa là 2 thiết bị quan trọng trong dàn karaoke gia đình nói chung, chọn một ampli có công suất phù hợp với loa karaoke là tiêu chí hàng đầu. Nhiều khách hàng thường chủ quan trong việc lựa chọn, gây ra ảnh hưởng không nhỏ, nhẹ thì âm thanh bị méo khi phát ra từ loa, nặng hơn là cháy loa. Khi ampli có công suất không đủ trong việc tải loa, tín hiệu của ampli gửi đến loa thường xuyên xuất hiện trạng thái clip, màng loa co dãn không tốt gây hiện tượng méo tiếng, cứ dãn ra và không co lại, lâu ngày cone loa sẽ nóng và có thể cháy, ảnh hưởng đến dàn karaoke gia đình.
Thông thường để chọn ampli phù hợp phối ghép với loa bạn nên chọn ampli có công suất lớn hơn tổng công suất của loa.
3. Đầu karaoke và micro
Là một trong nhưng thiết bị thông dụng trong dàn âm thanh karaoke tại nhà, nếu đầu kém thì chất lượng âm thanh không được tốt, không những thế các giai điệu, nhạc cụ nó sẽ hỗn loạn không thể theo ý của bạn. Vì vậy, bạn nên chọn đầu karaoke loại tốt của các hãng uy tín vì đầu karaoke là một thiết bị hay bị lỗi / hỏng nhất.
Với micro bạn nên chọn micro mà khi hát thử cảm giác nhẹ, tiếng trong, sạch (gần giống nhất với giọng của bạn khi hát mộc), không bị nhiễu tạp âm nhiều, không nên chọn loại micro treble nhiều sẽ dễ gây hú.


4. Loa siêu trầm (loa sub)
Tùy vào nhu cầu sử dụng và khả năng của mỗi gia đình mà bạn có thể dùng thêm loa sub cho bộ dàn nhà bạn.
Loa sub sẽ hỗ trợ âm trầm, giúp tiếng bass sâu, dày hơn, âm thanh ra sẽ ấm hơn, phần nhạc ra sẽ hay hơn, nếu ghép thêm loa sub bộ dàn karaoke nhà bạn sẽ chuyên nghiệp hơn.

5. Gu âm nhạc

Nếu bạn yêu thích các thể loại nhạc nhẹ, trữ tình thì chỉ cần loa công suất vừa và nhỏ nên không cần phải chọn loa công suất lớn. Nhưng nếu bạn thích nghe nhạc dance, rock hoặc các thể loại nhạc mạnh thì bạn nên chọn các loại loa có công suất lớn, khả năng xử lý âm thanh tốt, đảm bảo các tiếng bass cho dòng nhạc này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét